Hàng hóa dịch vụ tin cậy

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tránh khỏi việc nhiễm độc rượu cồn pha chế lậu

9 năm trước

Ethanol hay “rượu gạo” được sử dụng trong các đồ uống có cồn dùng cho việc sử dụng của con người.

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tránh khỏi việc nhiễm độc rượu cồn pha chế lậu
Với tư cách là Hiệp hội thương mại cho ngành công nghiệp methanol trên toàn cầu, Viện Methanol (MI) đang cộng tác chặt chẽ cùng Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) nhằm phòng chống các vụ việc nhiễm độc methanol cho người tiêu dùng của Việt Nam do việc lưu thông bất hợp pháp các loại đồ uống có cồn lậu. Việc sản xuất và phân phối bất hợp pháp các loại đồng uống có cồn bị nhiễm bẩn đưa đến những hệ lụy nghiêm trọng gây ra ngộ độc và tổn thương nặng nề cho người uống. Những sự cố này phần lớn có thể phòng ngừa được bằng các biện phát xử lý vi phạm theo pháp luật một cách thích đáng và công tác giáo dục kiến thức cho người tiêu dùng.

Methanol – còn được biết đến như là “cồn gỗ” – là hóa chất công nghiệp được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả như thành phần cấu tạo của hàng trăm sản phẩm quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta, như các vật liệu xây dựng; các phụ tùng ô tô; các sản phẩm nhựa và sơn… . Methanol được sử dụng thành công và an toàn tại một số quốc gia trong nhiên liệu xăng dưới dạng hỗn hợp nhiên liệu methanol có tỉ lệ trong khoảng từ 5% đến 100%. Theo cách này, người tiêu dùng đã được hưởng lợi từ việc giảm các chi phí vận hành, chỉ số ốc-tan trong nhiên liệu được cải thiện, và mức phát thải thấp hơn từ các phương tiện vận hành.

Ethanol hay “rượu gạo” được sử dụng trong các đồ uống có cồn dùng cho việc sử dụng của con người.

Thật đáng tiếc trong một số trường hợp, methanol được các doanh nghiệp vô trách nhiệm và ham lợi nhuận cố ý cho vào các loại đồ uống có cồn thay thế cho ethanol do methanol rẻ hơn so với rượu ethanol. Trong nhiều trường hợp khác, vấn đề này bắt nguồn từ việc chưng cất sơ sài các loại rượu do các cơ sở nhỏ lẻ tự nấu, theo đó các thành phần được chưng cất có chứa hàm lượng methanol cao được dùng để pha chế đồ uống bán ra thị trường. Tại Việt Nam, người dân có thể đối mặt với nguy cơ này vào mỗi dịp Tết do uống các loại đồ uống có cồn có chứa methanol được sản xuất theo cách nêu trên.

Methanol là chất độc và chỉ cần uống khoảng 25 ml – 90 ml (0,7 – 3,0 oz) methanol có thể gây chết người nếu không được cấp cứu và xử lý y khoa kịp thời. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12 đến 24 tiếng sau khi dùng. Những ảnh hưởng của việc nhiễm độc methanol gồm từ việc bị xay xỉn, nôn ói, đau đầu và đau dạ dày, cho đến hôn mê, suy gan, và trong các trường hợp nặng gây chết người. Bị mù lòa cũng phổ biến – nó có thể kéo dài vài giờ hoặc có thể dẫn đến tổn hại vĩnh viễn.

Nhiễm độc methanol có thể được điều trị nếu được chuẩn đoán trong vòng 10 đến 30 tiếng sau khi dùng phải. Việc điều trị bao gồm cho dùng muối natri hy đrô các bo nát (NaHCO3), hạn chế sự chuyển hóa methanol bằng sử dụng ethanol, và thẩm tách máu/lọc máu. Fomepizole cũng có thể được tiêm vào như là thuốc giải độc cho nhiễm độc methanol với mục đích hạn chế việc chuyển hóa methanol.

Viện Methanol (MI) và VINASTAS lên án mạnh mẽ việc sử dụng bất hợp pháp methanol vào trong các đồ uống có cồn. Thông tin thêm về nhiễm độc, phát hiện và phòng ngừa nhiễm độc methanol có thể xem bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh trong phần “Sức khỏe và An toàn” (Health and Safety) trên website của Viện Methanol (MI) tại địa chỉ www.methanol.org (đường dẫn trực tiếp: http://bit.ly/MI-Vietnam), trên trang của VINASTAS tại địa chỉ http://www.vinastas.org/ và www.doanhnghiepticay.net .

Các bài viết khác