Dự án RD7-0289

Những vấn đề trao đổi xem xét khi soát xét Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

6 năm trước

Việc rà soát QCVN 2:2008/BKHCN theo hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết để đảm bảo việc cập nhật với các yêu cầu kỹ thuật mới cũng như sự tích hợp với các văn bản quản lý mới được ban hành

Những vấn đề trao đổi xem xét khi soát xét Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

QCVN 02:2008/BKHCN “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 28/4/ 2008 để thực hiện quy định về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường theo tinh thần của Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ. Kể từ đó đến nay, cùng với các văn bản quản lý khác có liên quan, QCVN 2:2008/BKHCN được áp dụng với vai trò văn bản quản lý kỹ thuật hàng đầu trong việc quản lý chất lương mũ bảo hiểm. Năm 2014, QCVN này cũng đã được sửa đổi để khắc phục những bất cập nảy sinh về yêu cầu quản lý cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm.  

Trong những năm gần đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan đã thực thi nhiều biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường để đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh. Việc rà soát QCVN 2:2008/BKHCN theo hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết để đảm bảo việc cập nhật với các yêu cầu kỹ thuật mới cũng như sự tích hợp với các văn bản quản lý mới được ban hành.

Hiện nay, trong khuôn khổ của Dự án VNMXX-Rd7-0289 về “Tham gia đóng góp vào việc soát xét và xây dựng các văn bản quản lý chủ chốt nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý chất lượng mũ bảo hiểm” do Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSP) quản lý với sự tài trợ của Quỹ Bloomberg Philanthrophies Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đang phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan, tổ chức có liên quan soát xét và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, trong đó có  bao gồm việc soát xét QCVN 2:2008/BKHCN này.

Các định hướng sau đây đã được xác định làm căn cứ cho việc xem xét, điều chỉnh trong quá trình soát xét QCVN 2:2008/BKHCN:

- Bảo đảm tính tích hợp với các yêu cầu quản lý của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản kỹ thuật có liên quan mới được ban hảnh/công bố;

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh để bao quát cả MBH sử dụng cho người đi xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự;

- Nội dung quy định về kỹ thuật cần được điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới (nếu có) của TCVN 5756:2001, Mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy (hiện đang được soát xét) và TCVN 6979:2001, Mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy;

- Nội dung quy định về quản lý của QCVN cần thống nhất về phương thức đánh giá hợp quy cùng với việc chú trọng đến thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức nước ngoài.

Với những định hướng nêu trên, các dự thảo QCVN 2 (sửa đổi) đã được biên soạn, thảo luận với sự tham gia tích cực của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cho đến nay, về nội dung quy định, dự thảo đề nghị soát xét QCVN 2 đã được biên soạn với những điểm mới nổi bật sau đây so với QCVN 2:2008/BKHCN:

1) Phạm vi điều chỉnh của QCVN được mở rộng không chỉ đối với mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy mà còn bao gồm cho cả xe gắn máy,  xe đạp máy,  xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

2) Phần quy định kỹ thuật bao gồm cả quy định về loại, cỡ, kết cấu, thông số và kích thước cơ bản; các yêu cầu kỹ thuật được quy định về: vật liệu, ngoại quan, khối lượng, kích thước và phạm vi bảo vệ của vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động, độ bền va đập và hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên, độ bền quai đeo, độ ổn định, góc nhìn, kính bảo vệ (nếu có) cùng với phương pháp thử liên quan trên cơ sở quy định của TCVN 5756 (soát xét); quy định về ghi nhãn được gắn kết với quy định về thể hiện dấu hợp quy (để thể hiện sự phù hợp với quy định của QCVN này).

3) Trong phần Quy định về quản lý, trước hết dự kiến có điều khoản khẳng định về việc chứng nhận hợp quy đối với mũ sản xuất trong nước, mũ nhập khẩu phải do tổ chức chứng nhận trong nước hoặc do tổ chức chứng nhận nước ngoài được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.

Đối với việc đánh giá, chứng nhận hợp quy, các  phương thức đánh giá sự phù hợp và nguyên tắc sử dụng trong chứng nhận hợp quy được đề nghị quy định gồm: Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) và Phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa) đối với mũ sản xuất trong nước cũng như mũ nhập khẩu cho  những trường hợp cụ thể của thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, dự thảo có nội dung quy định về việc thừa nhận kết quả (giấy) chứng nhận sự phù hợp của mũ với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này của tổ chức chứng nhận nước ngoài trong trường hợp tổ chức chứng nhận nước ngoài đó đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc trong trường hợp mũ nhập khẩu thuộc đối tượng của hiệp định thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam và nước/ vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức chứng nhận trong nước được chỉ định và tổ chức chứng nhận nước ngoài đó.

3) So với QCVN 2:2008/BKHCN, nội dung quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong dự thảo QCVN 2 (soát xét) cụ thể hơn để phù hợp với quy định của Nghị định 87/2016/NĐ-CP (mới ban hành) cùng với việc bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức đánh giá, chứng nhận hợp quy.    

Về thể hiện nội dung, so với QCVN 2:2008/BKHCN, dự thảo đề nghị QCVN 2 (soát xét) được biên soạn theo phương thức viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật và kỹ thuật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu quản lý và phù hợp về hoạt động quản lý.

Với những đề xuất nêu trên về sửa đổi, bổ sung QCVN 2:2008/BKHCN, VINASTAS mong muốn rằng chất lượng và việc quản lý sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy sẽ được cải thiện, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

   

Nguyễn Minh Bằng và nhóm chuyên gia

 

Tags: mũ bảo hiểm dự án quy chuẩn tiêu chuẩn người tiêu dùng

Các bài viết khác

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh thực hiện các văn bản quản lý chất lượng MBH sau nghị định 87/CP

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Phương thức hậu kiểm đối với kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Cơ sở và nội dung cơ bản của Dự thảo đề nghị soát xét QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

Suy nghĩ về các biện pháp duy trì sự ổn định chất lượng MBH trong tình hình hiện nay

• Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Giải pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động chứng nhận hợp quy MBH

• Công tác quản lý chất lượng MBH tại Tp Hồ Chí Minh

• Vai trò của công ty cung cấp mô tô, xe máy trong việc đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm

• Một số giải pháp thực thi Nghị định 87/2016/NĐ-CP “Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy”

• VINASTAS tham gia vào việc xây dựng và soát xét các văn bản quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn dự thảo soát xét Quyết định số 1024/QĐ-TĐC về mũ bảo hiểm

• Hội nghị tham vấn về nội dung sửa đổi, bổ sung QCVN2:2008 về mũ bảo hiểm

• Quy định về điều kiện kinh doanh, phân phối mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

• Vài nét về tình hình kinh doanh mũ bảo hiểm